Trang

24/1/13

Thực hành về Latex

 
Đây là file hướng dẫn bài tập thực hành về Latex:  Link

Trong đó gồm 10 case study và 1 bài tập
Case study 1: Link
Case study 2: Link
Case study 3: Link
Case study 4: Link
Case study 5: Link
Case study 6: Link
Case study 7: Link
Case study 8: Link
Case study 9: Link
Case study 10:Link
Bài tập:  Link

20/1/13

Start Up - Khởi nghiệp

Start Up - Khởi nghiệp

Start up cùa nhóm mình là làm công ty chuyên về kỹ xảo điện ảnh, cu thể là thế nầy. Có vẻ chưa khả quan cho lắm :))

Kỹ xảo điện ảnh
--Cảnh đẹp mắt, lôi cuốn, tốn ít chi phí:

--Chuyển động trỡ nên đệp mắt hơn:
-- Tạo nhiều cảnh khác thường:




*** Tình hình cho thấy



*** Thống kê tại nước sản xuất cho thấy :




Mô hình phát triển qua các giai đoạn:








Nguồn vốn
Trang thiết bị : 15.000USD x5
Nuôi nhân lưc trong giai đoạn đầu: 50.000 USD
Các chi phí khác: 30.000 USD
---- Tổng vốn đầu tư: 150.000 USD

Đồ án cuối kì - NMCNTT1: Game bắn máy bay B52 - giai đoạn 2

Phác thảo giai đoạn 2: Đi vào cụ thể

Trên màn hình người chơi sẽ có 2 bảng như thế này:

Sau khi vẽ 3 máy bay sẽ được hình sau: tọa độ máy bay có thể thay đổi tùy thuộc vào bạn chọn

---Tiếp theo: lận lượt mỗi người chơi sẽ chọn tọa độ và bấm space để bắn trên “trận địa bắn địch”
+ Nếu trúng thân: ô hiện màu lam
+ Nếu trúng đầu: ô hiện mày đỏ.
+Nếu trật: ô hiện chữ X
--> người nào bắn trúng cả 3 đầu máy bay địch sẽ chiến thắng và trò chơi kết thúc.
Thuật toán:
Kết nối và truyền dữ liệu 2 máy, nhờ sự giúp đỡ của Thầy: Trương Phước Hưng
Lập trình Socket:
Xây dựng các trận địa trên mảng 2 chiều.
1)      Hàm vemaybay: hàm trả về giá trị kiểu int
Input: Mảng 2 chiều arr[n][n] , tọa độ đỉnh (int x,int y), hướng (int h {đông=1; tây=2; nam=3; bắc=4} )
Xử lí:
+Nếu máy bay vẽ không được (ra khỏi khung, chồng lấn với máy bay khác) trả về giá trị của hàm bằng 0, hiển thị trên màn hình là dấu X và xác định (Enter) không được.
+Nếu vẽ được: các ô thân máy bay nhận giá trị 1, ô đầu máy bay nhận giá trị 2. Trả về giá trị của hàm = 1
Output: 
+Trả về giá trị 1 (vẽ được)
+Trả về giá trị 0 (không vẽ được)
2)      Hàm hiển thị ht :
Input: tọa độ ô (x,y), mảng arr[][]
Xử lí:
+nếu ô arr[x][y] == 1 hiển thị màu xanh
+nếu ô arr[x][y] ==2 hiển thị màu đỏ
+nếu ô arr[x][y] ==0 hiển thị dấu x

3)      Hàm banmaybay : giá trị trả về void
+ Input: tọa độ đạn (int x, int y), mảng trận địa địch tdd[n][n],  mảng trận địa bắn của ta t[n][n]
+ Xử lí:
Gán t[x][y] = tdd[x][y]
Dùng hàm hiển thị:
 + tô màu ô (x,y) vừa bắn trên bảng trận địa bắn
 + tô màu ô (x,y) vừa bắn trên bảng trận địa máy bay của địch

  .............
To be continue

Đồ án cuối kì - NMCNTT1: Game bắn máy bay B52

Giai đoạn 1: Phác thảo ý tưởng


 
       -Trò chơi bắn máy bay của nhóm H4 với ý tưởng là mô phỏng lại một trò chơi "bắn thuyền" - một trò chơi đã đã rất quen thuộc với các bạn học sinh thời trung học. Chỉ với một cây viết và một ảnh giấy nhỏ thì bạn có thể tham gia vào trò chơi này cùng với tập thể. Với luật chơi đơn giản, trò chơi này đã được biến tấu đi theo nhiều cách khác nhau cụ thể nhất đó là trò bắn thuyền. Tuy nhiên, theo nhận xét của tôi thì trò bắn máy bay "nguyên thủy" vẫn là hay nhất. Bởi vì, cấu tạo của chiếc máy bay khác với cấu tạo của chiếc thuyền ( máy bay có hình dạng phức tạp hơn thuyền), cho nên khi bắn, chúng ta rất dể nhầm lẫn hình dạng của những chiếc máy bay, điều này tạo nên mức độ khó cao hơn so với trò bắn thuyền và chắc chắn sẽ thú vị hơn trò bắn thuyền rất nhiều.

     -Mực đích của nhóm là sẽ đưa trò bắn máy bay tọa độ này lên trên máy tính PC, chỉ cần máy tính kết nối mạng Lan với nhau là có thể cùng chơi trò chơi này. 
 
Phác tảo cụ thể như sau:

     +Về giao diện trực quan trò chơi:
  Sử dụng màn hình Console
  Điều khiển chọn tọa độ bằng bàn phím.
  Có 2 lưới tọa độ, một lưới tọa độ hiển vị trí máy bay của người chơi và vị trí đạn bắn ra của đối phương, một lưới tọa độ hiển thị đạn bắn của người chơi để căn cứ vào đó giúp người chơi tìm ra vị trí máy bay của đối phương.

      +Công cụ lập trình :
Công cụ chính : C/C++/C#
 
     +Điều kiện: 2 máy tính phải được kết nối mạng Lan với nhau 


QUAN SÁT PHẢN ỨNG CỦA MỌI NGƯỜI ĐỐI VỚI KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA CẢ LỚP

Đề bài:
Mục đích: để không uổng quá trình làm khảo sát (trong bài tập 5) của cả lớp cũng như mong muốn cả lớp có một "sản phẩm" (dù nhỏ) đóng góp cho xã hội. Tôi quyết định sẽ có thêm:
Bài tập 6 - Quan sát phản ứng của mọi người đối với kết quả khảo sát của cả lớp Điểm cộng tối đa:
+ Nhóm Tổng hợp: 4điểm
+ Nhóm khác: 2 điểm

Nội dung:

- Nhóm tổng hợp soạn tài liệu để đưa ra công chúng. (file: KhaoSatmaytinh-public.pdf)
- Nhóm khác:
Các bạn trong mỗi nhóm sẽ tự upload tài liệu này lên trang facebook của mình.
Quan sát comment trong vòng một tuần để xem phản ứng của mọi người (tích cực/tiêu cực, khen/chê)
Viết report (theo nhóm) dựa trên comment trên trang facebook hoặc twitter của các thành viên trong nhóm, nôi dung gồm:
+ Phân chia công việc
+ Thông kê: số comment tích cực, tiêu cực/tổng số comment là bao nhiêu về hai khía cạnh :
*Mức độ hữu dụng của tài liệu (Nội dung)
*Trình bay có dễ đọc hay không (Hình thưc)
+ Liệt kê những điểm khen & chê chính (theo từng khía cạnh nội dung và hình thức riêng)
+ Đánh giá và cảm nhận nhóm bạn về kết quả trên.Các bạn học được gì từ kết quả/bài tập trên.
+ Phụ lục: Copy lại toàn bộ comment của từng thành viên trong nhóm(đối với những comment có tính riêng tư, nhạy cảm, không liên quan các bạn có thể bỏ)

Chú ý:
1. Điểm tính không dựa trên số lượng comment tích cực hay tiêu cực mà dựa vào đánh giá, phân tích của các bạn. Do đó các bạn không cần phải vận động hậu trường để tăng vote. Mục đích của bài tập này là xem " Kết quả của khảo sát của cả lớp có thật sự hữu ích hay không" - cứ để mọi người comment tự nhiên.
2. Để tránh trường hợp mọi người comment lung tung, khó cho việc tổng hợp: các bạn nên định hướng sẵn bằng cách yêu cầu comment vào hai khía cạnh :
- Mức độ hữu dụng của tài liệu (Nội dung) (Thang 1 - 5 : 5: rất hữu dụng)
- Trình bay có dễ đọc hay không (Hình thưc) (Thang 1 -5: 5: rất dễ đọc)
Và nếu trường hợp bị chê, các bạn nên hỏi rõ là chê chỗ nào
3. Khi post tài liệu lên, các bạn phải ghi rõ là đây là kết quả của một bạn khác trong lớp nhờ xin ý kiến giúp (để tránh trường hợp mọi người tưởng là của bạn làm và có hiện tượng xu nịnh, khen xã giao)
4. Nếu mọi người chưa hiểu, các bạn có thể giải thích. 


file khảo sát máy tínhhttps://docs.google.com/file/d/0B2zhz4VU0xCPQkEyd3pLa3VDeGM/edit


Kết quả bài tập:




BÀI TẬP 6:
 QUAN SÁT PHẢN ỨNG CỦA MỌI NGƯỜI ĐỐI VỚI KẾT QUẢ KHẢO SÁT CỦA CẢ LỚP
Các thành viên nhóm 5:
  1)    Đinh Công Hậu - 1212115
  2)    Nguyễn Quốc Hưng – 1212163
  3)    Nguyễn Ngọc Gia Hy – 1212166
  A)    Phân công công việc:
30/ 12 :   thành viên trong nhóm đưa nội dung lên facebook cá nhân để mọi người nhận xét
6/1: Các thành viên tự đem ý kiến về chọn lọc ra
7/1:
-Tổng hợp phân loại ý kiến đánh giá tốt, ý kiến đánh giá không tốt: Nguyễn Quốc Hưng
-Đánh giá và cảm nhận: Đinh Công Hậu
-Viết bài : Nguyễn Ngọc Gia Hy.
  B)    Thống kê về số comment:
* Về nội dung và mức độ hữu ích của bài viết:
-Số comment tích cực: 5/6
-Số comment tiêu cực: 1/6
* Về trình bày:
-Số comment tích cực: 2/5
-Số comment tiêu cực: 3/5
*Liệt kê những điểm khen chê chính:
-Với những ý kiến tích cực, các bạn khá bất ngờ với kết quả máy tính ASUS đạt điểm cao nhất
-Các bạn cho rằng chủ đề này khá là hay và rất đáng quan tâm
-Về các ý kiến tiêu cực: các bạn cho rằng khảo sát chưa cho ra được kết quả tuyệt đối ( “đầu vào” 6 hãng mà “đầu ra” đến 4 hãng) , các bạn vẫn còn phân vân khi lựa chọn. Trình bày dài, thiếu hình ảnh minh họa
  C)    Đánh giá về kết quả thu được và rút ra bài học:
-         Trước tiên là đánh giá về kết quả thu được: Chúng em rất mừng là có những ý kiến khen cũng như ý kiến chê. Các ý kiến của chúng em thu được là hoàn toàn khách quan và được các bạn chủ động đưa ra. Tuy nhiên quá trình thu thập ý kiến còn nhiều hạn chế: các bạn muốn đánh giá bài viết thì phải tải tài liệu về mà phần lớn các bạn bè trên facebook rất lười trong vấn đề này cho nên số lượng ý kiến chúng em thu thập được là khá hạn hẹp so với mong đợi
-         Quan bài tập trên , đồng thời cũng qua một số ý kiến chúng em thấy rằng khi làm nghiên cứu khảo sát thì trước hết nên làm một khảo sát phụ để tìm hiểu kỹ các tiêu chí mà mọi người cần để đưa các tiêu chí đó vào bài viết ( tránh xảy ra tình trạng trong khảo sát tồn tại những tiêu chí mà người dùng không cần cũng như không quan tâm và những tiêu chí người dùng cần thì lại không có trong khảo sát). Thứ hai là trong phần tính điểm của các hãng máy thì phải tính có nhân hệ số với các tiêu chí ( tức là ta phải tìm hiểu tiêu chí nào quan trọng nhất với người dùng, sắp xếp thứ tự các tiêu chí đó rồi cho điểm các tiêu chí rồi lấy đó làm hệ số , điểm của hãng máy sẽ được tính theo công thức:   
                        Làm như vậy chúng ta sẽ ra được một kết quả tốt hơn !)
  D)   Phụ lục ( comment) :